Tam Ly Hoc - Xa Hoi Hoc - K38 - DHTH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tham vấn tâm lý (phần 3)

Go down

Tham vấn tâm lý (phần 3) Empty Tham vấn tâm lý (phần 3)

Bài gửi  hapm Tue Mar 18, 2008 12:37 am

6. Cách tiếp cận trị liệu nhận thức và ứng dụng của nó trong tham vấn
Thuyết trị liệu nhận thức
S R
S M R
Nhận thức niềm tin sai hành vi sai
Cảm xúc sai
Muốn thay đổi hành vi, cảm xúc sai trái đó thì phải thayđổi niềm tin, nhận thức của họ.
Đại diện của trường phải tiếp cận nhận thức là Ellis và Beck
Theo Ellis có 11 niềm tin phi lý
+ Mong muốn được yêu thương hay chấp nhận bởi một người nào đó mà họ cho là quan trọng
+ Con người cần hoàn thiện và hoàn hảo ở mọi khía cạnh để được đánh giá là có giá trị.
+ Sự bất hạnh của con người là do yếu tố bên ngoài gây nên và con người không có khả năng kiểm soát được chúng nên buông xuôi.
+ Qúa khứ của con người đóng vai trò quan trọng hơn cả với hành vi hiện tại. Cái gì quan trọng sẽ ảnh hưởng mãi mãi đến cuộc sống tương lai.
+ Con người luôn cần phải có những giải pháp hoàn hảo chính xác. Nếu không là một thất bại lớn và phải đầu hàng.
+ Nếu ai đó bị đe doạ cần phải có sự quan tâm đặc biệt và nó có thể xẩy ra với mình nên phải phòng vệ.
+ Những người không tốt, hành vi hư hỏng cần phải bị trừng phạt
+ Một điều nào đó không như mong muốn của con người thì quả thật là rất tồi tệ.
+ Việc lờ tảng những khó khăn liên quan đến bản thân cũng là một cách tốt nhất.
+ Người ta cho rằng hoàn toàn có thể bực tức khi có người nào đó quấy nhiễu họ
+ Con người có thể phụ thuộc vào người khác, người đó mạnh hơn họ để làm chỗ dựa cho họ
ví dụ cho chồng là sức mạnh, mọi quyền quyết định là ở người chồng.
Các bước tham vấn
+ Thuyết phục thân chủ là họ đang có niềm tin không hợp lý
+ Chỉ cho họ thấy tính phi lôgíc ở chỗ nào
+ Giúp thân chủ sẵn sàng đương đầu với những suy nghĩ không hợp lý đó (thân chủ chưa chắc đã chấp nhận người ta có suy nghĩ đó)
+ Giúp thân chủ thấy được niềm tin phi lý được hình thành như thế nào
+ Giúp thân chủ phát triển được cách thức nhận thức mới.
Các kỹ thuật
+ Khám phá ảnh hưởng các sự kiện và hậu quả để xác định niềm tin hợp lý
+ Tấn công sự xấu hổ để làm giảm thiểu sự ảnh hưởng bởi suy nghĩ của người khác.
+ Bài tập tưởng tượng để xem họ muốn như thế nào và muốn hành động như thế nào.
7. Hướng tiếp cận trị liệu nhân văn (Carl Rogers) và ứng dụng của nó trong tham vấn
* Triết lý nền tảng
Bản chất con người sinh ra là tốt, con người có nhiều tiềm năng. Môi trường tích cực rất quan trọng để con người thể hiện tài năng. Con người có khó khăn là do họ tập nhiễm những cách ứng xử không phù hợp và họ cần được giúp đỡ để phát triển.
Trị liệu: thân chủ tự trải nghiệm, tự khám phá, tự bộc lộ khai thác khả năng tiềm tàng của mình. Nhà tham vấn tạo ra môi trường, mối quan hệ tương tác giữa nhà tham vấn và thân thủ thuận lợi, tích cực. Nhà tham vấn cần chú tâm vào đối tượng.
? Lý thuyết này nhấn mạnh giá trị nhân văn của con người, đó là tình yêu, tự trọng, tính sáng tạo và quyền tự do, tự quyết của con người.
Những phẩm chất nhà tham vấn phải có để cuộc tham vấn có hiệu quả.
+ Sự thống nhất và trung thực, chân thành
+ Sự hiểu biết và thấu cảm
+ Sự chấp nhận vô điều kiện
Các kỹ năng cần thiết là những kỹ năng được sử dụng trong đàm thoại với đối tượng, bao gồm:
+ Phân loại và phản ảnh cảm xúc
+ Phản hồi lại nội dung
+ Chấp nhận vô điều kiện
Ưu điểm: của thuyết thân chủ là trọng tâm
+ Phát triển mối quan hệ trong tham vấn: nhấn mạnh đến vai trò chủ động tích cực của thân chủ
+ Những nhấn mạnh về việc không phán xét, thấu cảm, chấp nhận vô điều kiện học thuyết này đã đưa ra những khái niệm rất quan trọng trong tham vấn mang tính nhân văn.
+Đưa ra được một số kỹ thuật để phát triển mối quan hệ tích cực giữa nhà tham vấn và khách hàng
+ Cách tiếp cận này được áp dụng để mọi người sát lại gần nhau và có thể ứng dụng với nhiều khách hàng thuộc các hệ văn hoá khác nhau.
Nhược điểm
+ Khó thực hiện với khách hàng không có khả năng nói, nhất là khách hàng không nói được.
+ Coi nhẹ những chi tiết quá khứ của khách hàng
+ Chưa đưa ra được nhiều lý luận về phát triển nhân cách cũng như giải thích được những vấn đề về hành vi hay cảm xúc được xuất hiện như thế nào.
hapm
hapm

Tổng số bài gửi : 16
Registration date : 17/03/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết