Tam Ly Hoc - Xa Hoi Hoc - K38 - DHTH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tham vấn tâm lý (phần 2)

Go down

Tham vấn tâm lý (phần 2) Empty Tham vấn tâm lý (phần 2)

Bài gửi  hapm Tue Mar 18, 2008 12:36 am

4. Cách tiếp cận phân tâm: Chuyển từ bình diện vô thức sang ý thức.
Hành vi của con người là kết quả của cách nuôi dậy đối xử của bố mẹ thời còn nhỏ, đặc biệt trong 5 năm đầu tiên cuộc đời và nó mang tính vô thức.
- Cấu trúc nhân cách: Cái nó, Cái tôi và Cái siêu tôi
Giả sử một đứa trẻ lúc nhỏ bị bố mẹ kiểm soát quá chặt chẽ thì lớn lên rất thụ động. Trong tham vấn nếu gặp một người mặc cảm, thu mình thì phải tìm hiểu quá khứ nhằm thay đổi tâm lý của họ.
- Các giai đoạn phát triển: 6 giai đoạn
+ Giai đoạn môi miệng: 0 - 1 tuổi tìm xúc cảm qua miệng.
Cái gì cũng cho vào miệng để khám phá thế giới bên ngoài. Đây là hành vi tích cực, không nên ngăn cấm trẻ bởi nếu không được thoả mãn trẻ dễ có cảm giác tiêu cực như tự ti, lo âu vì sự an toàn. Song nên vệ sinh cẩn thận cho trẻ trước khi cho trẻ ngậm.
+ Giai đoạn hậu môn: 1 - 3 tuổi thoả mãn nhu cầu qua hậu môn
Trẻ rất thích, nhiều khi trẻ còn thích những thứ trẻ thải ra. Cha mẹ bắt đầu cho trẻ học cách vệ sinh
+ Giai đoạn tình dục: 3 - 5 tuổi Mặc cảm Edip - nhu cầu cao về tiếp xúc thân thể với người khác giới.
Sự yêu con cái có thể làm bố mẹ sứt mẻ tình cảm, quá yêu con mà không quan tâm đầy đủ đến chồng, vợ. Nó còn có yếu tố tò mò về vấn đề tình dục. Nếu cha mẹ sinh hoạt với nhau mà để cho con cái (lúc nhỏ) thấy thì sẽ khiến trẻ tò mò hơn.
+ Giai đoạn tiềm tàng: 6 - 12 tuổi trẻ tích cực các hoạt động .
Cha mẹ phải khuyến khích, không nên ngăn cấm trẻ
- Cơ chế tự vệ:
+ Cách thức phản ứng của cha mẹ với việc thoả mãn nhu cầu của đứa trẻ, khiến chúng có thể có những lo sợ bị trừng phạt hay bị bỏ rơi. Để giải quyết được những lo sợ này được trẻ sử dụng các cơ chế tự vệ.
+ Nhiều khi con người sử dụng để khống chế cảm xúc. Ví dụ sự né tránh (đang nói - im lặng), sự phóng chiếu, sự đè nén, sự viện lý…
- Triết lý nền tảng của phân tâm
+ Coi trọng vấn đề vô thức, vấn đề bản năng. Trong quá trình can thiệp tham vấn, người ta đi tìm nguyên nhân nằm trong vô thức.
+ Các tác giả đến nhấn mạnh đến giai đoạn đầu tiên trong đời sống con người. Có tác giả cho là tình dục, có tác giả lại tính cả xã hội
+ Mục đich của trường phái trị liệu phân tâm là tái tạo lại cấu trúc nhân cách của cá nhân, gồm phần. Nếu phần nào đó quá lớn, phải cân bằng lại.
+ Làm cho đối tượng nhận thức được những gì nằm trong vô thức. Đó chính là vai trò của nhà tham vấn (từ vô thức chuyển sang ý thức). Từ nhận thức đó để thay đổi hiện tại. Nhiệm vụ của đối tượng là bộc lộ, phóng chiếu
- Các kỹ thuật nhà tham vấn sử dụng
+ Sự chuyển vai (chuyển dịch): cảm xúc của thân chủ thể hiện với nhà tham vấn, họ đánh đồng nhà tham vấn với nhân vật nào đó trong suy nghĩ và cảm xúc của họ. Cảm xúc tích cực - chuyển dịch tích cực, cảm xúc tiêu cực - chuyển dịch tiêu cực. Cảm xúc nhà tham vấn chuyển lên đối tượng - chuyển dịch ngược (tích cực và tiêu cực).
? chuyển dịch giúp nhà tham vấn giúp thân chủ hiểu được tình cảm thực trong mối quan hệ của họ trong quá khứ và khách quan trong quá trình tham vấn.
+ Phân tích giấc mơ để khám phá những mong muốn, những động cơ vô thức, những mối quan hệ của thân chủ.
+ Liên tưởng tự do: khuyến khích thân chủ thổ lộ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của họ qua trò chuyện liên tưởng từ ý nghĩ này đến ý nghĩ khác.
+ Nhạy cảm với những phản kháng từ phía đối tượng: từ chối không thảo luận, im lặng, quên một vấn đề nào đó do động chạm đến cảm xúc đau đớn mà họ đã trải nghiệm trong quá khứ.
-Ưu điểm của thuyết phân tâm
+ Đưa ra mô hình tâm lý tương đối rõ ràng trong khi các lý thuyết khác chủ yếu là võ đoán.
+ Các cơ chế tự vệ: được ứng dụng nhiều
+ Đưa ra vấn đề vô thức. Ngày nay người ta ghi nhận vô thức đóng vai trò quan trọng.
- Nhược điểm:
+ Thời gian lâu có thể hàng năm, kinh phí lớn.
+ Đồng nhất tâm lý trẻ em với tâm lý người lớn, dùng quá khứ để giải thích các giai đoạn sau.
+ Tiếp cận ở những người không bình thường và lý giải ở những người bình thường.
* Tóm lại: thuyết phân tâm đã được sử dụng tương đối nhiều
5. Cách tiếp cận trị liệu hành vi và ứng dụng trong tham vấn.
Những hành vi tập nhiễm có được qua quá trình học tập và nó có thể thay đổi, điều chỉnh qua học tập có điều kiện.
Trị liệu hành vi đòi hỏi kế hoạch rất cụ thể. Trong khi tham vấn, nhà trị liệu phải là chuyên gia để thân chủ học được cách thức ứng xử, hành vi (tập nhiễm).
Nền tảng triết lý của tâm lý học hành vi: hành vi con người là tập nhiễm, học được từ môi trường xung quanh. Các rối nhiễu được can thiệp loại bỏ hành vi xấu thì hết rối nhiễu.
Nhiệm vụ của nhà tham vấn là giới thiệu hành vi mới để loại bỏ hành vi không hợp lý. Còn nhiệm vụ của đối tượng là thực hiện hành vi đó. Nói cách khác là tích cực tham gia rèn luyện hành vi đó.
Muốn đạt được mục đích trên thì giữa nhà tham vấn và thân chủ phải đưa ra được một kế hoạch hành động cụ thể:
+ thân chủ/ đối tượng xác định được hành vi không hợp lý
+ xây dựng được kế hoạch để điều chỉnh hành vi
+ xác định được mục tiêu của quá trình thay đổi ở thân chủ đạt được đến đâu.
ví dụ: đến bao giờ bé hết sợ trường.
+ mục tiêu cụ thể gắn với các hành vi cụ thể. Đối tượng phải tham gia tích cực và cam kết với nhà trị liệu, nếu không kế hoạch sẽ bị đổ vỡ.
Các kỹ thuật sử dụng trong trị liệu hành vi
+ Thư giãn: có rối nhiễu hành vi có nghĩa là tâm lý có áp lực
+ Giải mẫn cảm có hệ thống: đề nghị thân chủ tưởng tượng trong đầu
+ Củng cố: tích cực và tiêu cực nhằm đem lại hành vi mong muốn.
+ Làm mẫu
+ Huấn luyện nâng cao khả năng tự tin, giao tiếp…
* ứng dụng của trị liệu hành vi
- Ứng dụng rộng rãi trong tham vấn, đặc biệt với những người mong muốn thay đổi hành vi không phù hợp như rối loạn ám thị, stress. Một số lĩnh vực khác như kinh doanh, giáo dục cũng có thể sử dụng liệu pháp này.
- thời gian can thiệp ngắn song có thể đem lại kết quả mongmuốn nên được sử dụng rộng rãi, nhà tham vấn đóng vai trò định hướng.
* Những hạn chế
- Các kỹ thuật được thử nghiệm phần lớn trong môi trường của phòng thí nghiệp trong khi cuộc sống hiện thực rất phong phú.
- Hình phạt như là một trong những can thiệp của trị liệu này đôi khi bị xem xét như tính can thiệp không nhân đạo.
- Tính áp đặt quá lớn
hapm
hapm

Tổng số bài gửi : 16
Registration date : 17/03/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết