Tam Ly Hoc - Xa Hoi Hoc - K38 - DHTH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chọn nghề như thế nào?

Go down

Chọn nghề như thế nào? Empty Chọn nghề như thế nào?

Bài gửi  hapm Wed Mar 19, 2008 8:21 pm

Chọn đúng ngành nghề bằng “thi” trắc nghiệm

TP - Thạc sĩ Phạm Mạnh Hà– Phó GĐ Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Tâm lý – ĐH KHXH&NV (ĐHQGHN) cho rằng, trên 80% học sinh chọn ngành, nghề dựa trên năng lực học tập, trong khi năng lực riêng (những khả năng nổi trội, tính cách…) mới là yếu tố quyết định.

Ông Hà cho biết:

Qua thực tế, chúng tôi thấy, khoảng 80% học sinh chọn trường dựa trên khả năng thi đỗ. Tiếp đó, các em chọn ngành thi cũng thường theo “mốt” và điểm thi.

Như vậy, phần lớn các em xác định nghề nghiệp căn cứ theo năng lực học tập. Tuy nhiên, năng lực học tập chỉ là một phần rất nhỏ, phản ánh một góc độ của năng lực con người. Trong Tâm lý, năng lực học tập được gọi là năng lực chung.

Nếu dựa vào năng lực chung để chọn ngành nghề thì chưa chắc sẽ đảm bảo thành công. Năng lực riêng (những khả năng nổi trội, tính cách…) mới là quan trọng trong việc chọn ngành, nghề. Tốt nhất là học sinh nên dựa trên cả hai năng lực trên khi chọn nghề nghiệp.

Hiện nay, mới chỉ có một số trường đại học chú ý đến năng lực riêng của thí sinh khi tuyển sinh. Đó là những trường sơ tuyển, có môn thi năng khiếu.

Còn lại, phần lớn các trường chưa chú ý đến “năng lực riêng”, chỉ thi đại trà theo khối. Điều này dẫn đến thực trạng không ít người chọn sai ngành nghề.

Theo điều tra xã hội học của chúng tôi ở một số trường đại học, 53,2% sinh viên không hứng thú với ngành theo học.

Vậy làm thế nào để học sinh biết mình có năng lực phù hợp với ngành đã chọn thi?

Chúng tôi đưa ra những bộ trắc nghiệm tiên tiến, đã được sử dụng nhiều năm trong lĩnh vực tâm lý học, để tư vấn cho các em đánh giá đúng năng lực riêng.

Ví dụ, học sinh muốn thi vào ngành Điện tử - Viễn thông, chúng tôi sẽ cung cấp phiếu tìm hiểu nguyện vọng – xu hướng nghề nghiệp.

Sau khi trả lời hết 10 câu hỏi điều tra, chuyên gia tư vấn sẽ thông báo học sinh có thực sự thích ngành đó không (hay chỉ là ý thích bất chợt).

Nếu phù hợp, chuyên gia sẽ tư vấn khái quát về nghề Điện tử - Viễn thông (nội dung của nghề, thuận lợi, khó khăn, yêu cầu của nghề…). Mỗi nghề đều đòi hỏi phẩm chất, tính cách cá nhân phù hợp.

Chẳng hạn, một trong những đòi hỏi của ngành Điện tử - Viễn thông là khả năng tư duy logic. Người nhanh nhảu, vội vàng không phù hợp với lĩnh vực điện tử, viễn thông vì ngành này đòi hỏi có sự điềm tĩnh, khả năng tập trung tư duy tốt.

Tùy từng nghề mà chúng tôi đưa ra bộ công cụ đánh giá (hiện có hơn 100 bộ đánh giá) xem năng lực của học sinh có phù hợp với nghề đó không.

Thường là trắc nghiệm khả năng tư duy, trắc nghiệm xu hướng nghề, trắc nghiệm khí chất tính cách, trắc nghiệm về giao tiếp… Mỗi bộ sẽ nhằm vào một khía cạnh muốn kiểm tra.

Ông có lời khuyên gì cho học sinh để có thể chọn được ngành, nghề phù hợp với khả năng của mình?

Các em nên trả lời ba câu hỏi: Tôi thích làm nghề gì? Tôi có khả năng làm được nghề gì (năng lực)? Tôi nên làm nghề gì (căn cứ vào thị trường lao động)? Bộ công cụ đánh giá của Trung tâm cũng nhằm cụ thể hóa ba câu hỏi này giúp học sinh.

Chúng tôi cũng đang hoàn thiện cuốn sách, tổng hợp những bộ công cụ nhằm giúp học sinh đánh giá được đúng năng lực của mình để có cơ sở chọn ngành, nghề hợp lý.

Cảm ơn ông!

Nhóm ngành nghề và năng lực tương ứng

Chọn đúng ngành nghề, sinh viên sẽ hứng thú với việc học tập. Ảnh: Phạm Yên

* Nhóm ngành nghề: Bán hàng, tiếp viên thương mại, du lịch, nhà hàng, nhân viên ngân hàng, quảng cáo, dịch vụ công cộng yêu cầu phẩm chất:

Lịch sự, niềm nở, giới thiệu hấp dẫn; sẵn sàng phục vụ; thận trọng, nhanh nhẹn; ứng xử kịp thời; hiểu biết về lịch sử văn hóa; làm việc ngăn nắp, điều độ, không nhầm lẫn.

Năng lực tương ứng là khả năng lĩnh hội ngôn từ: Hiểu biết và diễn tả ngôn từ tốt; diễn đạt rõ ý nghĩ của mình; hiểu rõ và đầy đủ người đối thoại; Phản ứng cảm giác vận động nhanh; có trí nhớ tốt; có sức bền dẻo dai.

* Nhóm ngành nghề quản lý kinh tế, giáo viên, nhà giáo dục, cán bộ, nhân viên các ngành văn hóa, pháp lý, quản lý kinh tế; các nghề tự do: nhà báo, luật sư, nhà văn… yêu cầu phẩm chất: Nhạy cảm, có óc quan sát; kiên trì nhẫn nại, làm việc có phương pháp, điều độ; có óc phán đoán, ứng xử kịp thời; có tính quyết đoán, thất bại không nản.

Năng lực tương ứng của nhóm ngành nghề này là khả năng tư duy: Phân tích, tổng hợp, suy đoán; có óc quan sát, có năng lực tập trung chú ý; trí nhớ tốt; phản ứng cảm giác vận động ở mức độ trung bình…

Theo Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Tâm lý
– Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQGHN)
hapm
hapm

Tổng số bài gửi : 16
Registration date : 17/03/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết