Tam Ly Hoc - Xa Hoi Hoc - K38 - DHTH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tham vấn tâm lý (phần 8)

Go down

Tham vấn tâm lý (phần 8) Empty Tham vấn tâm lý (phần 8)

Bài gửi  hapm Tue Mar 18, 2008 12:42 am

Các kỹ năng của nhà tư vấn
Mục tiêu của phần này là xác định những kỹ năng tối thiểu nhất mà một nhà tư vấn hiệu quả cần có. Không may là tại điểm này trong sự phát triển của hoạt động tư vấn, chúng tôi lại không thể chỉ dựa vào những kết quả nghiên cứu vì hai lý do. Đầu tiên là, các kỹ năng của nhà tư vấn đã không được nghiên cứu rộng và vì cơ sở dữ liệu chỉ có hạn. Thứ hai là, việc nghiên cứu được tiến hành đã đưa ra các kết quả trái ngược, một phần vì có sự khác biệt trong chuỗi hoạt động của các hoạt động tư vấn khác nhau. Vì vậy, phần trình bày này sẽ được dựa một phần trên các kết quả nghiên cứu và dựa nhiều trên ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Giai đoạn tiền quan hệ/tiền thâm nhập nhập và giai đoạn thâm nhập
Các nhà tư vấn tổ chức như Kurpius và cộng sự (1993) đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của giai đoạn tiền thâm nhập quá trình tư vấn. Họ nhấn mạnh rằng, trong giai đoạn này, các nhà tư vấn cần hai khả năng quan trọng là: khả năng tự đánh giá tình hình thực tế có trong đặc điểm và kỹ năng của họ và khả năng truyền đạt các kỹ năng cần thiết cho người thực hành tư vấn tiềm năng. Nhà tư vấn nguồn nhân lực cần có những kỹ năng này, mặc dù thâm nhập và tiền thâm nhập là có thể không phải là thuật ngữ chưa phù hợp với nhóm này vì họ là những nhà tư vấn bên trong tổ chức có đặc thù riêng và vì về mặt lý thuyết họ đã tham gia vào lĩnh vực tư vấn. Tuy nhiên, có một cách hiểu rõ rằng về ai đó và các kỹ năng của họ cũng là một điều cần thiết để đạt được hiệu quả trong công việc, cho việc thực hành lý thuyết. Có thể truyền đạt bản chất của các kỹ năng cũng là rất quan trọng, vì nếu không thấy được ích lợi có được của hoạt động tư vấn, thì những người thực hành tư vấn tiềm năng sẽ không tham gia vào hoạt động tư vấn này. Nhà tư vấn bên ngoài tổ chức có thể gọi đây là kỹ năng marketting. Các nhà tư vấn bên trong tổ chức cũng cần phải có kỹ năng marketting như các nhà tư vấn bên ngoài tổ chức, mặc dù họ ít khi nghĩ đến việc cần thiết phải trình bày công việc của họ. Tóm lại, các kỹ năng cần thiết cần có trong giai đoạn tiền thâm nhập/tiền quan hệ là:

1. Khả năng phân tích điểm mạnh và điểm yếu của ai đó
2. Năng lực xác định các kỹ năng tư vấn và nhìn nhận các kỹ năng này sẽ giúp ích cho người thực hành tư vấn như thế nào.
3. Các kỹ năng marketting, đây là khả năng thuyết phục người khác rằng hoạt động tư vấn là hữu ích đối với họ.

Thâm nhập là điểm mà trong mối quan hệ trong hoạt động tư vấn nhà tư vấn và người thực hành tư vấn bắt đầu tiếp xúc và đàm phám về những thoả thuận trong công việc. Các hướng tiếp sau của hoạt động tư vấn được gọi là giao kèo. Một hợp đồng có thể là một văn bản luật pháp phức tạp hoặc chỉ là mọt thoả thuận không chính thức cùng nhau làm việc để giải quyết vấn đề. Nhà tư vấn cần hiểu rõ về các khía cạnh luật pháp trong khi soạn thảo hợp đồng nhưng có thể nên tham khảo ý kiến của luật sư để thẩm tra về hợp đồng để cho hợp đồng trên thực tế mang tính khả thi (Remley, 1993). Nếu là sự thoả thuận hợp đồng một cách không chính thức, thì thường là nhà tư vấn cần được giải thích rõ về bản chất của hoạt động tư vấn đối với người thực hành tư vấn, việc xác định vai trò của mỗi bên tham gia trong quá trình tư vấn và để đạt được sự thoả thuận phù hợp về mức độ quá trình tư vấn và của vai trò.

Nhà tư vấn cần có khả năng xác định, ít nhất là ở mức sơ bộ, hoạt động tư vấn có khả thi hay không. Tính khả thi nghĩa là người thực hành tư vấn có động cơ và nguồn lực cần thiết để đạt đến thành công (Kurpius và cộng sự 1993). Họ cũng cần cân nhắc các kỹ năng nào cần cho giải quyết vấn đề, vì giải quyết vấn đề mà không có những khả năng cần thiết sẽ dẫn quá trình hoạt động tư vấn không thành công (ACA, 1988; APA, 1992). Nhắc lại, nhà tư vấn cần những kỹ năng để:

1. Đánh giá sơ bộ khả năng thành công của quá trình tư vấn
2. Đánh giá chính xác năng lực của họ như những nhà tư vấn
3. Thảo hợp đồng sơ bộ chính thức và xây dựng các hợp đồng tham vân phi chính thức
4. Giải thích bản chất của hoạt động tư vấn cho người thực hành tư vấn

Các kỹ năng thiết lập mối quan hệ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhà tư vấn có các kỹ năng (và đặc điểm) thiết lập mối quan hệ liên nhân cách tốt sẽ dễ dàng nhận được sự ủng hộ của những người thực hành tư vấn hơn là những người không có các kỹ năng này (Hansen & Himes, 1977; Mailand, Fine, & Tracy, 1985; Weissenberv, Fine, & Poggio, 1982). Paskewicz và Clark (1984) tập trung vào cấp độ khác biệt trong quan hệ tư vấn: các lỗi cấu trúc ngôn ngữ. Họ nhận thấy rằng khi sử dụng nhiều từ ngữ trừu tượng hơn các từ ngữ cụ thể, khi trẻ em trở thành chủ đề của tư vấn hành vi nhiều hơn là hành vi của trẻ, và khi từ ngữ được sử dụng nó cho thấy các hành động được thực hiện, thì tư vấn trở nên kém hiệu quả hơn. Hansen & Himes (1977) cũng xem xét mức độ của mối quan hệ tư vấn phi ngôn ngữ và, không có gì ngạc nhiên khi nhận thấy rằng các giáo viên cho rằng sự chú ý (ví dụ giao tiếp bằng mắt) và giảm thiểu những bối rối của giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ làm hành vi tư vấn đạt hiệu quả hơn.

Một vấn đề khác cần bàn đến là kỹ năng giao tiếp bằng lời của nhà tư vấn dùng để kiểm soát các cuộc giao tiếp trong tư vấn. Bergan (1977) là người đầu tiên nêu lên kỹ năng này, muốn hoạt động tư vấn đạt hiệu quả nhà tư vấn cần có kỹ năng kiểm soát được các cuộc giao tiếp trong tư vấn. Ngoài ra, ông còn trình bày thêm một số các kỹ năng nữa, những kỹ năng này đã được trình bày trong chương 3. Các nghiên cứu ban đầu (Bergan và Tombari, 1976) thường ủng hộ đề xuất của Bergan cũng như một số các nghiên cứu gần đây của Erchul (1987) và Erchul và Chewming (1990). Tuy nhiên, như Henning-Stout (1993) cho biết “có nhiều bằng chứng cho thấy người thực hành tư vấn phản đối việc bảo sao làm vậy này” (p.18) Cơ sở của tranh luận này là nhà tư vấn cần các kỹ năng để đạt được cái gọi là mối quan hệ phối hợp, mối quan hệ nhóm và mối quan hệ cùng cộng tác hoặc cần các kỹ năng để đưa ra được các phản ứng hữu hiệu để chi phối mối quan hệ trong tư vấn. Một vài người không đồng ý rằng nhà tư vấn cần được trang bị các kỹ năng đáp lại này như thế sẽ có thể có thể xác định được vấn đề và đưa ra được mục đích của hoạt động. Tuy nhiên, ngoại trừ một số người như Erchul và Chewning (1990) và Witt (1990) thì phần lớn các nhà tư vấn tin rằng các kỹ năng cần thiết cho nhà tư vấn phụ thuộc vào phạm vi thiết lập mối quan hệ cộng tác và không bị chi phối.

Như vậy có thể rút ra những kết luận gì từ những thông tin trái ngược nhau như vậy? Phần lớn các nhà tư vấn đều đồng ý rằng nhà tư vấn cần có kỹ năng lắng nghe tích cực để thiết lập cơ sở cho mối quan hệ con người (Horton và Brown, 1990; Idol và West, 1987; Parsons và Meyers, 1984, Randolph, 1985). Các kỹ năng cơ bản này bao gồm việc tiếp xúc (bao gồm cả việc sử dụng giao tiếp bằng mắt phù hợp và các giao tiếp phi ngôn ngữ khác) và giao tiếp ngôn ngữ với người thực hành tư vấn, và nội dung của hoạt động giao tiếp được biết đến như là sự phóng chiếu. Thêm nữa, kỹ năng lắng nghe tích cực bao gồm việc phân loại nội dung giao tiếp với người thực hành tư vấn, sử dụng các câu hỏi và tổng hợp lại nội dung của các hoạt động giao tiếp và đào xới thông tin bằng cách sử dụng các câu hỏi mở (bạn có thể nói cho tôi biết những gì về thân chủ?) và câu hỏi cụ thể hơn (Mức độ nào mà các sinh viên muốn đạt đến?). Trong việc xây dựng mối quan hệ tư vấn, nhà tư vấn cũng cần sử dụng hình thức đối đầu “mềm” để thấy được những vấn đề khác biệt trong khi làm việc với người thực hành tư vấn và tập trung quan hệ tư vấn vào nỗ lực giải quyết vấn đề đã nhận ra (Kurpius và Rozecki, 1993).

Các nhà tư vấn có kinh nghiệm khuyên rằng nhà tư vấn nên tránh bị lôi vào hoạt động trị liệu- như là các cuộc tranh luận với người thực hành tư vấn. Để tránh được nguy cơ này, nhà tư vấn cần đưa ra chiến lược gọi là hiệu chỉnh khích lệ (andolph, 1985). Kỹ thuật này được sử dụng để lật lại sự tập trung mối quan hệ tư vấn với thân chủ khi người thực hành tư vấn bắt đầu đi chệch hướng khi bàn đến vấn đề của bản thân họ. Việc hiệu chỉnh sự tập trung này liên quan đến phản ứng đồng cảm với vấn đề của người thực hành tư vấn (ví dụ bạn rất bối rối với những gì xảy ra trong lớp của bạn và ở mức độ nào đó bạn cảm thấy yếu đuối) và trở lại sự tập trung vào thân chủ (Và với John dường như coi đó là một phần chính yếu của vấn đề vì theo như cách mà anh ta hành động). Tìm hiểu cảm giác bối rối của giáo viên không phải là trọng tâm của phần này và có lẽ là không đúng với mục đích của hoạt động tư vấn do John khởi xướng để giải quyết những khó khăn.

Tóm lại, nhà tư vấn cần:
1. Kỹ năng lắng nghe tích cực
2. Các kỹ năng cần thiết để giải quyết những xung đột (ví dụ như sự đối đầu) nó cho phép nhà tư vấn giải quyết các vấn đề phức tạp như là những cản trở.
3. Khả năng duy trì sự tập trung vào thân chủ trong quá trình tư vấn để tránh những trị liệu không cần thiết.
hapm
hapm

Tổng số bài gửi : 16
Registration date : 17/03/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết