Tam Ly Hoc - Xa Hoi Hoc - K38 - DHTH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tham vấn tâm lý (phần 4)

Go down

Tham vấn tâm lý (phần 4) Empty Tham vấn tâm lý (phần 4)

Bài gửi  hapm Tue Mar 18, 2008 12:37 am

8. Tiếp cận Gestalt - tâm lý học tổng thể và ứng dụng của nó trong tham vấn
Cấu trúc tổng thể cảm xúc
Trí tuệ
Thể chất
Phân tâm là quá khứ, Gestalt là hiện tại, bây giờ, ở đây con người phải có trách nhiệm với chính mình, trách nhiệm về hành vi cảm xúc của chính mình. Nhà tham vấn cần giúp họ nhận thức được những trách nhiệm của họ bằng cách dùng kỹ thuật bầy tỏ cái tôi, kỹ thuật cường điệu hoá, kỹ thuật chiếc ghế trống, kỹ thuật chuyển các câu hỏi thành câu khẳng định
*Triết lý của tâm lý học Gestalt trong tham vấn
+ Sự thống nhất trí tuệ, cảm xúc, thể chất trong con người, tổng hợp nên con người
+ Con người phải chịu trách nhiệm về mình, phải đối mặt với cảm xúc đó
+ Đối tượng có khả năng khám phá ra những cảm xúc, nhận thức đó nên mục tiêu của tham vấn Gestalt là giúp thân chủ trải nghiệm được hiện tại để thoát được bế tắc.
+ Thân chủ phải cảm nhận, lý giải nó (phân tâm nhà tham vấn lý giải, Gestalt thân chủ tự lý giải)
9. Mối quan hệ thân chủ - nhà tham vấn trong tham vấn
* Thân chủ:
- Là những người có vấn đề khó khăn về tâm lý. Nói cách khác, họ bị mất cân bằng tâm lý.
- Đặc điểm:
+ Cảm xúc: chán nản, bi quan, lo sợ, bực bội, bế tắc…
+ Tư duy: kém linh hoạt, sa sút, lộn xộn, chậm chạp, phi lôgíc, bất hợp lý, hay suy diễn.
+ Hành vi: kém thích nghi, mất định hướng không gian, thời gian, thu mình, hay bị quá khích, luôn phòng vệ, chống đối…
- Nguyên nhân mất cân bằng:
+ Vấn đề trong tình cảm: tình yêu, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…
+ Thất bại trong công việc: học tập, áp lực công việc…
+ Mất mát trong cuộc sống: người thân, tiền bạc…
+ Sức khoẻ: Bệnh tật, khuyết tật, già cả, cô đơn…
* Nhà tham vấn
- Là có trách nhiệm trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tham vấn
+ Biết lắng nghe và chấp nhận người khác
+ Có trách nhiệm với công việc
+ Biết tìm ra cái đẹp để động viên người khác
- Các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến quá trình tham vấn
+ Chậm thích nghi với sự thay đổi
+ Hay để phòng
+ Thái độ bề ngoài không cởi mở.
* Mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ là cái quyết định thành công của quá trình tham vấn.
Nhà tham vấn Thân chủ

Người sử dụng kỹ thuật, kỹ năng người có vấn đề cần sự
để trợ giúp đối tượng trợ giúp
Tham vấn như là mối quan hệ trợ giúp.
- Mối quan hệ này đòi hỏi sự tích cực, chủ động ở cả hai phía
- Mang tính xúc cảm lớn. Xúc cảm này phát triển từ xúc cảm tự nhiên, bình thường đến xúc động mạnh, đòi hỏi nhà tham vấn và thân chủ phải trải qua. Và nhà tham vấn phải là người kiểm soát nó.
- Mối quan hệ này diễn ra trên cơ sở tình huống có vấn đề, quá trình tham vấn là quá trình giải quyết vấn đề.
- Cấu trúc của mỗi quan hệ này rất rõ ràng: Mục đích, phương tiện, chủ thể tác động, nội dung đều rõ ràng:
+ Mục đích: tạo sự thay đổi ở thân chủ, thích ứng với cuộc sống
+ Phương tiện: nhà tham vấn cùng thân chủ sử dụng phương pháp cá nhân, nhóm, gia đình cùng giải quyết vấn đề.
+ Chủ thể tác động: cả hai phía
+ Nội dung: kế hoạch, thời gian…
10. Những yêu cầu về phẩm chất (kiến thức, kỹ năng, đạo đức với nhà tham vấn)
- Theo C.Roger, 3 phẩm chất nhà tham vấn cần phải có:
+ Thấu cảm
+ Tôn trọng
+ Chân thành
- Theo ED.Na.Keug:
+ Không định kiến: không áp đặt chủ quan, không khuôn mẫu, tôn trọng quan điểm niềm tin giá trị của đối tượng.
+ Biết tin tưởng ở bản thân: có tinh thần trách nhiệm với công việc, có khả năng kiểm soát được chính mình, có tâm lý cân bằng, khoẻ mạnh.
(theo ông, cách thức để kiểm soát cảm xúc cân bằng là thư giãn, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tự trị liệu cho chính mình, giải toả qua trò chuyện với bạn bè, lãnh đạo…).
+ Nhà tham vấn cần có khả năng hợp tải: cởi mở, sẵn sàng chia sẻ, chấp nhận ý kiến phản hồi.
+ Có ý thức về chuyên môn: luôn có ý thức nâng cao năng lực chuyên môn, sẵn sàng chia sẻ, chỉ làm những gì thuộc phạm vi, trách nhiệm ,biết cái làm được, không làm được, biết khi nào cần đưa ra ý kiến với người khác, biết giới hạn của bản thân như hạn chế của mình là gì…
- Theo C.Roger, nhà tham vấn là người có chuyên môn khi:
+ Làm thân chủ nhận định được bạn là người đáng tin cậy, nhất quán bởi ta chỉ chia sẻ với người ta tin tưởng.
+ Phải là người có khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạt, trong sáng.
+ Thể hiện được những đặc tính tích cực của thân chủ
+ Nhà tham vấn có nhân cách đủ mạnh để biệt lập được với thân chủ, làm thân chủ biệt lập được với mình.
+ Nhà tham vấn phải có những hành động nhạy cảm, tinh tế ví dụ như nhìn nét mặt đủ thấy ở thân chủ một điều gì đó.
+ Sự sẵn sàng chia sẻ, cởi mở với thân chủ, giúp thân chủ hiểu được chính họ.
+ Khả năng thấu cảm: nhà tham vấn phải thông cảm nhưng không đồng nhất.
Nói tóm lại quan hệ tương tác nhà tham vấn và thân chủ là quan hệ đặc biệt. Nó đòi hỏi tham gia tích cực từ cả hai phía. Nhà tham vấn phải hiểu đối tượng và biết điều chỉnh bản thân mình. Thiếu quan hệ tích cực này, kết quả tham vấn không có được.
hapm
hapm

Tổng số bài gửi : 16
Registration date : 17/03/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết