Tam Ly Hoc - Xa Hoi Hoc - K38 - DHTH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tham vấn tâm lý (phần 5)

Go down

Tham vấn tâm lý (phần 5) Empty Tham vấn tâm lý (phần 5)

Bài gửi  hapm Tue Mar 18, 2008 12:38 am

11. Một ca tham vấn thường trải qua những giai đoạn nào, nội dung của từng giai đoạn
Một ca tham vấn thường có 6 bước.
Bước 1: tạo lập mối quan hệ
Không thể làm việc nếu không có mối quan hệ tốt với thân chủ.
+ chào hỏi, mời ngồi, thái độ sẵn sàng giúp đỡ song không khách sáo
+ giới thiệu chị ( nhà tham vấn), tên…. thường thân chủ hay hỏi trung tâm nhà tham vấn đó có nhiều người đến tham vấn không.
+ thái độ ân cần, quan tâm, trân trọng thể hiện qua ánh mắt, nét mặt, thấu cảm với đối tượng, ví dụ như thân chủ nói nhỏ, nhà tham vấn cũng phải nói nhỏ.
+ thể hiện sự lắng nghe tích cực
+ phải thống nhất được mục đích, nguyên tắc, ví dụ như nguyên tắc giữ bí mật.
+ không phán xét
Bước 2: thu thập thông tin và xác định vấn đề
- Tình huống có vấn đề:
+ vấn đề gì
+ xảy ra bao giờ
+ diễn ra thường xuyên như thế nào
+ những người tham gia vào vấn đề ví dụ như dì em có biết không, ngoài chị ra em còn nói với ai không, người đó giúp em như thế nào…?.
+ những phản ứng đáp lại của thân chủ với tình huống
- Bản thân thân chủ:
+ cảm xúc như thế nào
+ em suy nghĩ về vấn đề này như thế nào
+ mong muốn, nhu cầu của đối tượng: em có mong muốn gì không, em có ý định như thế nào…?
+ hỏi về thể chất: đau ở đâu, đau như thế nào, có sự khác thường trong cơ thể…?
Ma trận khám phá vấn đề

Vấn đề Hiện tại Quá khứ Tương lai
Cường độ
Mức độ
Thời gian
Bối cảnh Diễn biến
Đã được giải quyết
Chưa được giải quyết
Còn né tránh Nếu được giải quyết sẽ như thế nào
Nếu không được giải quyết sẽ như thế nào
Thân chủ Cảm xúc
Suy nghĩ
Hành vi Cảm xúc
Suy nghĩ
Hành vi Cảm xúc
Suy nghĩ
Hành vi
Hoàn cảnh Tài chính
Việc làm
Xã hội, văn hoá
Quan hệ xã hội Kinh tế
Văn hoá
Môi trường Kinh tế
Văn hoá
Môi trường

Bước 3: Đưa ra giải pháp, lựa chọn giải pháp tối ưu, xây dựng kế hoạch
- Đưa ra kế giải pháp
+ ví dụ: bị chú rể lạm dụng: ở lại nhà cô nhưng nói ra, về nhà mình, sang ở nhà khác… phân tích rõ sự được mất.
- Lên kế hoạch
+ ví dụ muốn ra khỏi nhà dì: khi nào đi, đi đâu, làm tư tưởng thế nào cho dì…
Bước 4: Triển khai công việc
+ Ví dụ nói với cô, nhà tham vấn phải sắm vai, cho thân chủ tập nói trước, hạn chế tối đa nhà tham vấn làm mà để cho thân chủ làm. Nhiều khi thân chủ sợ sệt không dám làm, nhà tham vấn phải khuyến khích, khích lệ thân chủ như khen, động viên họ làm tiếp, đưa ra luật về quyền trẻ em, nói pháp luật bảo vệ họ…
+ Kiểm tra sức khoẻ: ở đâu, bệnh viện nào?
Bước 5: Kết thúc ca
+ Vấn đề đã được giải quyết
+ Nhà tham vấn không có khả năng, có thể đối tượng đề nghị kết thúc
+ Lượng giá: kết quả của quá trình tham vấn, những thay đổi, tiến trình.
+ Nới lỏng mối quan hệ. Nhiều khi đối tượng phụ thuộc vào nhà tham vấn. Khi kết thúc thân chủ bị hẫng hụt.
+ Biểu hiện muốn tiếp tục mối quan hệ thân chủ - nhà tham vấn
Đưa thêm vấn đề mới
Có thể không đến buổi cuối
Có hành vi giận dữ, chống đối, thân chủ tỏ ra rất miễn cưỡng khi phải kết thúc.
Nhà tham vấn cần phải thẳng thắn trao đổi với họ, xem họ có cảm xúc gì, có lo lắng gì, họ băn khoăn gì…?. phải thể hiện sự đồng cảm với băn khoăn lo lắng đó của họ.
Bước 6: Theo dõi
+ Đánh giá lại hiệu quả quá trình tham vấn
+ Rút kinh nghiệm cho ca tham vấn tiếp theo.
12. Vai trò, các mức độ thấu cảm trong tham vấn, cho ví dụ minh hoạ
* Khái niệm.
Theo C.Roger: Thấu cảm là cảm nhận, hiểu chính xác những rung động, thế giới bên trong của người kia như là từ bên trong nhìn ra. Cảm thấy thế giới riêng của người kia như là thế giới riêng của mình nhưng thân chủ không bao giờ mất đi phẩm chất “như là” - sắm vai như họ nhưng không phải là họ.
Hiểu, cảm nhận được, thể hiện ra bởi lời nói, hành vi, chia sẻ với họ và tìm cách giúp đỡ họ.
Thấu cảm ở mức độ cao còn là cùng với họ giải quyết vấn đề. Nếu chỉ là thông cảm thì chỉ dừng lại ở mức độ hiểu nhưng với thấu cảm hiểu thôi là chưa đủ.
* Vai trò của thấu cảm trong tham vấn
- Đối với nhà tham vấn, có thấu cảm sẽ đạt được:
+ Hiểu được đối tượng một cách chính xác
+ Thông tin thu thập được một cách chính xác
+ Giúp đối tượng đưa ra được giải pháp thích hợp
+ Tạo lập được mối quan hệ tương tác
+ Giúp nhà tham vấn phát triển nhân cách
- Đối với thân chủ
+ Tự tin chia sẻ với nhà tham vấn
+ Cảm thấy được quan tâm, hợp tác để cùng chủ động giải quyết vấn đề
+ Giúp thân chủ giải toả được bức xúc ban đầu
* Thấu cảm thể hiện ra ngoài:
+ Đối tượng nói ra cảm xúc, suy nghĩ
+ nhà tham vấn hiểu chính xác những suy nghĩ, cảm xúc này
+ phản ánh những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của đối tượng bằng từ ngữ của mình một cách chính xác.
* Các mức độ thấu cảm
- Mức độ 1: Chưa có thấu cảm
ví dụ: Bố chỉ quan tâm đến em gái em.
Người không có thấu cảm: chắc em không ngoan bằng em của em
- Mức độ 2: Đã có quan tâm một chút tới cảm xúc, vấn đề của đối tượng
ví dụ: chắc là em buồn nhưng em cần xem lại xem
- Mức độ 3: Quan tâm hơn đến đối tượng
ví dụ: chị hiểu là em rất buồn vì bố chỉ quan tâm tới em gái của em
- Mức độ 4: Nhà tham vấn quan tâm và hiểu được ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó
ví dụ: chị hiểu là em rất buồn vì bố em chưa quan tâm đến em. Tập trung vào chính đối tượng đó.
- Mức độ 5: Hiểu chính xác những rung động sâu xa của thân chủ mà họ không nói ra
13. Kỹ năng lắng nghe, vai trò của lắng nghe trong tham vấn, những biểu hiện của lắng nghe.
14. Các loại câu hỏi trong tham vấn, cho ví dụ
- Câu hỏi đóng
+ là câu hỏi có 1 phương án trả lời
+ sử dụng để xác nhận thông tin, kiểm tra thông tin
- Câu hỏi mở: là câu hỏi có nhiều phương án trả lời, thường kết thúc bằng vì sao và như thế nào?
 Tỉ lệ câu hỏi đóng/ mở trongmột ca tham vấn…
hapm
hapm

Tổng số bài gửi : 16
Registration date : 17/03/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết