Tam Ly Hoc - Xa Hoi Hoc - K38 - DHTH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học PIII

Go down

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học PIII Empty Đối tượng nghiên cứu của xã hội học PIII

Bài gửi  Nguyen Hong Ha Sun Nov 11, 2007 9:50 pm

Thử Bàn về đối tượng Nghiên cứu của xã hội học.
Lê Ngọc Hùng
"Vĩ mô - vi mô” và phương pháp luận xã hội học</SPAN>
Khi đối tượng nghiên cứu được xác định là các quy luật của các (hệ thống) xã hội thì xã hội học được gọi là xã hội học vĩ mô. Các lý thuyết của H. Spencer, K. Marx, M. Weber, G.Simmel, T.Parsons và một số người khác chủ yếu dựa vào phân tích xã hội học ở cấp kết cấu chỉnh thể của xã hội vì vậy thuộc về xã hội học vĩ mô. Chẳng hạn, Spencer coi hệ thống xã hội như là một cơ thể "siêu hữu cơ" gồm các cơ quan, bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau nhằm đảm bảo duy trì, "nuôi sống" cơ thể xã hội. Các lý thuyết xã hội học chức năng - cơ cấu sau này cũng dựa vào các luận điểm như vậy. Xã hội là một hệ thống gồm các bộ phận chức năng hoạt động và biến đổi chủ yếu theo quy luật thích nghi và bằng con đường tiến hóa nhiều hơn là bằng con đường cách mạng.</SPAN>
Khi coi các hiện tượng của các cá nhân, các nhóm nhỏ (ví dụ, hành động xã hội và tương tác xã hội) là đối tượng nghiên cứu, thì xã hội học được gọi là xã hội học vi mô. Trong sồ các lý thuyết xã hội học vi mô, có thể kể tới lý thuyết về hành động xã hội, lựa chọn duy lý, trao đổi xã hội và thuyết tương tác tượng trưng... với những tác giả tiêu biểu như G.Mead, C.Cooley, H. Blumer E. Goffman, G.Homans, Habermas và những người khác. Ví dụ, Homans cho rằng có thể dùng quy luật hiệu quả, quy luật "thưởng - phạt" để giải thích tương tác người và hành vi xã hội của các cá nhân. Con người có xu hướng lập lại các hành vi, hoạt động mà nhờ chúng họ được thưởng dưới các hình thức khác nhau. Goffnan, tác giả của lý thuyết kịch trong xã hội học, cho rằng các cá nhân hành động giống như các diễn viên trên sản khấu. Họ đóng các vai khác nhau nhằm tạo ra ấn tượng và hình ảnh tốt đẹp về mình ở trong con mắt người khác. </SPAN>
Tương tự như “cá nhân - xã hội" và "hành động xã hội - cấu trúc xã hội", chủ đề "vĩ mô - vi mô" liên quan mật thiết tới vấn đề lý luận và đặc biệt là phương pháp luận. Các nhà nghiên cứu phải đương đầu với câu hỏi: xã hội học chủ yếu là phân tích "vi mô", "vĩ mô" hay là cả hai? Những lập luận ở mục trên giúp ta tỉnh táo để không vội trả lời thẳng câu hỏi này. Trên thực tế, ta rất khó lựa chọn một trong ba phương án trả lời đã có sẵn. Thực chất việc phân chia xã hội học thành vĩ mô và vi mô chỉ mang tính chất tương đối, ước lệ, nhưng lại đẻ ra những khó khăn cần khắc phục.</SPAN>
Vấn đề nan giải của các nhà xã hội học vĩ mô là những thay đổi ở cấp xã hội, dân tộc, tổ chức thường trải dài theo thời gian và không gian, thường diễn ra rất chậm chạp, khó quan sát, khó nắm bắt. Do đó ta rất khó áp- dụng các phương pháp trắc nghiệm đối với những giả thuyết khoa học rút ra từ các khái niệm, các lý thuyết của xã hội học vĩ mô.</SPAN>
Các nhà xã hội học vi mô nghiên cứu những hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống thường ngày của các cá nhân. Vấn đề hóc búa của xã hội học thuần túy vi mô không chỉ ở chỗ các hiện tượng cá nhân diễn ra rất năng động tinh vi, phức tạp, cũng không phải chỉ ở chỗ các cá nhân cụ thể hành động rất khác nhau mà là hành vi của cá nhân dường như bị "bàn tay vô hình” xếp đặt. Chẳng hạn, các nhà kinh tế học cho rằng "bàn tay vô hình" là cơ chế thị trường có khả năng chi phối hành vi của khách hàng và các quyết định quản lý sản xuất của các doanh nghiệp. Các nhà xã hội học cho đó là "bàn tay vô hình" của cơ cấu xã hội, thực chất là của hệ thống chuẩn mực, hệ thống giá trị... </SPAN></SPAN></SPAN>
Theo tạp chí Xã hội học

Nguyen Hong Ha
Admin

Tổng số bài gửi : 22
Registration date : 09/11/2007

https://tamly-xahoi-k38.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết