Tam Ly Hoc - Xa Hoi Hoc - K38 - DHTH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học PV

Go down

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học PV Empty Đối tượng nghiên cứu của xã hội học PV

Bài gửi  Nguyen Hong Ha Sun Nov 11, 2007 9:52 pm

Thử bàn về đối tượng nghên cứu của xã hội học - Phần V
Lê Ngọc Hùng
Xã hội học

Một mặt, xã hội học vi mô rất khó giải thích hành vi xã hội của hàng nghìn hay hàng triệu cá nhân nếu không sử dụng cách tiếp cận vĩ mô. Khi nghiên cứu về dư luận xã hội, về ảnh hưởng của đổi mới kinh tế tới thu nhập và việc làm của người dân thành thị, các chuyên gia phải dựa vào tập hợp mẫu và cách tính "trung bình". Mặt khác, nhiều hành vi diễn ra ở cấp cá nhân nhưng lại có tầm ảnh hưởng ở cấp vĩ mô. Ví dụ, quyết định của các vị anh hùng, các vĩ nhân, các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng sâu, rộng tới toàn xã hội. Rõ ràng, hành động của họ có ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi cá nhân, "vi mô" để lại hệ quả nhiều mặt và lâu dài đối với hàng triệu cá nhân và nhiều thế hệ, tức là phạm vi "vĩ mô".

Cần thấy rằng, không chỉ có tương tác cá nhân mới diễn ra ở cấp vi mô mà ngay cả các quá trình của cơ cấu xã hội và thiết chế xã hội cũng diễn ra ở cấp vi mô. Ví dụ, những thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội của nhà nước có thể quan sát thấy ở hoạt động kinh tế của các nhà doanh nghiệp. Bản thân các tổ chức xã hội cũng có thể được phân tích với tư cách là chủ thể xã hội có nhu cầu, mục đích và các nguồn để hành động theo kế hoạch đã xác định.

Các nhà nghiên cứu có xu hướng kết hợp cả hai cấp phân tích vĩ mô và vi mô. Việc đặt xã hội học vĩ mô đối lập xã hội học vi mô đang lùi vào dĩ vãng. Trong những thập kỷ gần đây, một số nhà nghiên cứu như Pierre Bourdieu, James Colèman, Jon Elster... đã cố gắng đưa ra những giải pháp theo hướng "tổng - tích hợp" xã hội học vĩ mô và xã hội học vi mô. Chẳng hạn, một số nhà nghiên cứu nói tới cấp phân tích "trung gian" giữa vĩ mô và vi mô như nhóm, tập hợp mẫu và nghiên cứu tình huống...

Nhưng ngay cả khi sử dụng cấp phân tích trung gian như nhóm thì vẫn còn khó khăn phải giải quyết. Thứ nhất, các hiện tượng, quá trình của nhóm không đơn thuần do hành vi của mỗi cá nhân gộp lại. Thứ hai, so với cá nhân thì nhóm vẫn là vĩ mô. Các nhà xã hội học cần đặt trọng tâm nghiên cứu vào mối quan hệ giữa con người và xã hội để và tìm ra cơ chế chuyển đổi, "quá độ" cấp phân tích từ "vĩ mô" sang "vi mô", từ nhóm sang cá nhân.

Tóm lại, cách giải quyết các chủ đề cơ bản như "con người - xã hội”', "hành động xã hội - cơ cấu xã hội" và "vĩ mô - vi mô”... phụ thuộc vào quan niệm về đối tượng nghiên cứu của xã hội. Chẳng hạn, theo chúng tôi, câu hỏi nghiên cứu lý luận và thực nghiệm xã hội học là hành động có mục đích, có ý thức, có đối tượng của con người tác động như thế nào tới xã hội nói chung và cơ cấu xã hội nói riêng. Hoàn cảnh, điều kiện xã hội có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động thực tiễn và hành động của con người. Xã hội học có nhiệm vụ không ngừng vận đụng, phát triển các thuật ngữ, khái niệm, lý thuyết, phạm trù và phương pháp nghiên cứu, cũng như thu thập các bằng chứng xã hội học về mối quan hệ giữa con người và xã hội.

Việc xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học là quy luật nảy sinh, phát triển mối quan hệ giữa xã hội và con người có ý nghĩa to lớn không chỉ trong việc giải quyết những vấn đề lý luận và phương pháp luận mà còn trong việc thiết lập mối quan hệ của nó với các khoa học khác.

Quan hệ giữa xã hội học và triết học

Triết học là khoa học nghiên cứu quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Quan hệ giữa xã hội học với triết học là quan hệ giữa khoa học cụ thể với thế giới quan khoa học. Triết học Mác - Lênin là nền tảng thế giới quan, là cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của xã hội học Mácxít. Các nhà xã hội học Mácxít vận dụng CNDV lịch sử và phép biện chứng duy vật làm công cụ lý luận sắc bén để nghiên cứu và cải thiện mối quan hệ giữa con người và xã hội.

Trong quan hệ với triết học, các nhà xã hội học tránh hai quan niệm cản trở sự phát triển xã hội học. Quan niệm thứ nhất cho rằng xã hội học ngày nay "không phải như là một khoa học riêng lẻ đã hình thành" mà như là một bộ phận của triết học. Quan niệm này đã đồng nhất nghiên cứu lý luận xã hội học đại cương với chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc giải thích đời sống xã hội. Một số tác giả trước đây đã coi các nghiên cứu xã hội học cụ thể là sản phẩm của "chủ nghĩa thực chứng sơ khai", là biểu hiện của môn khoa học xã hội tư sản. Trên thực tế, quan niệm như vậy đã làm ngưng trệ quá trình hình thành xã hội học như một ngành khoa học độc lập vào những năm 1930-1960 ở một số nước. Quan niệm đó đã để lại hậu quả lâu dài làm gián đoạn việc kế thừa, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo và tư tưởng, khái niệm và phương pháp luận xã hội học do Marx, Engels, Lênin và những người cùng chí hướng đã nêu ra từ thế kỷ XIX đến nay.

Quan niệm thứ hai đặt xã hội học biệt lập hay đối lập với triết học. Những người theo quan niệm này lập luận rằng, xã hội học đã ra đời với tư cách là một khoa học cụ thể, đốilập với triết học tư biện, kinh viện, giáo điều, bất lực trước những vấn đề mới mê nảy sinh từ đời sống kinh tế, chính trị xã hội ở Châu Âu thế kỷ XIX. Theo truyền thống đó, xã hội học không ngừng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, "thực chứng" để giải đáp những vấn đề của thực tiễn cuộc sống xã hội. Nói cách khác, xã hội học không có mối liên hệ gì đáng kể với triết học. Thực chất quan niệm này cố tình làm ngơ trước một thực tế là xã hội học bao giờ cũng có tính triết học và tính tư tưởng. Tính triết học của xã hội học thể hiện ở chỗ nó tìm hiểu bản chất của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội và nhận thức quy luật chung của vận động phát triển con người và xã hội. Lý thuyết xã hội học của Marx là một ví dụ.

Tính triết học trong xã hội học gắn liền với thế giới quan, hệ tư tưởng và tính giai cấp Các nhà xã hội học Mác-xít xây dựng học thuyết xã hội học trên lập trường CNDV biện chứng về lịch sử, xã hội và con người, và luôn coi triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận vả vũ khí tư tướng trong công cuộc xây dựng xã hội công bằng, văn minh.

Mối quan hệ giữa xã hội học và triết học có tính biện chứng. Các nghiên cứu xã hội học cung cấp những thông tin và phát hiện các vấn đề, bằng chứng mới làm phong phú kho tàng tri thức và phương pháp luận triết học. Nắm vững tri thức xã hội học Mác-Lênin giúp ta vận dụng một cách sáng tạo tri thức triết học Mác-Lênin vào hoạt động thực tiễn cách mạng.

Quan hệ giữa xã hội học với tâm lý học và sử học

Nội dung và tính chất của mối quan hệ này phụ thuộc vào cách giải quyết vấn đề đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Trên thực tế, dựa vào tiếp cận vĩ mô, một số tác giả phủ nhận vai trò của tâm lý học trong giải quyết các vấn đề của xã hội học. Chẳng hạn, với quan điểm hiện tượng xã hội phải được giải thích bằng hiện tượng xã hội, Durkheim đã lần lượt bác bỏ tất cả các học thuyết tâm lý học khi ông giải thích nguyên nhân của nạn tự tử. Weber cho rằng xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu hành động xã hội của các cá nhân. Nhưng theo ông, chỉ có thể hiểu hành động xã hội qua việc giải nghĩa của hoàn cảnh xã hội gồm các yếu tố lịch sử, văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực...

Nói cách khác, sử học, chứ không phải tầm lý học, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nghiên cứu xã hội học. Dựa vào tiếp cận vi mô, một số tác giả như Homans, Mead cho rằng cần sử dụng triệt để tâm lý học để giải thích các hiện tượng, quá trình xã hội. Họ lập luận rằng, vì hành động của con người, tương tác giữa các cá nhân là nền tảng "vi mô" của các quá trình xã hội và cơ cấu xã hội nên các quy luật tâm lý cá nhân phải là những nguyên lý nghiên cứu cơ bản của xã hội học.

Kết quả của tình thế giằng co, "tiến thoái lưỡng nan" này là một mặt, tâm lý học xã hội trở thành một chuyên ngành, một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của cả tâm lý học và xã hội học. Mặt khác, nghiên cứu so sánh lịch sử xã hội trở thành một trong những chuyên ngành thu hút sự chú ý của nhiều nhà xã hội học. Cách tiếp cận lịch sử - văn hóa, các phương pháp, khái niệm và bằng chứng sử học ngày càng xuất hiện nhiều trong nghiên cứu xã hội học.

Có ý kiến cho rằng, tuy cùng nghiên cứu xã hội, xã hội học khác với sử học ở chỗ sử học nghiên cứu nó trong quá khứ, còn xã hội học nghiên cứu nó trong hiện tại. Điều đó không thật đúng. Các khoa học xã hội, gồm cả sử học và xã hội học, chủ yếu nghiên cứu những gì đã xảy ra (vừa xảy ra hay đã xảy ra từ lâu) để nhận thức cái hiện tại và dự báo cái sắp xảy ra, sẽ xảy ra.

Có thể dựa vào định nghĩa của chúng tôi để xác định vị trí của xã hội học trong quan hệ với các khoa học khác, cụ thể là với tâm lý học và sử học. Xã hội học không bị tâm lý học áp đảo vì nó không tập trung nghiên cứu về cá nhân (hành vi, hoạt động xã hội của cá nhân). Xã hội học không bị sử học lấn át vì nó không tập.trung nghiên cứu về các sự kiện lịch sử xã hội cụ thể, đặc thù trong quá trình vận động, phá triển theo thời gian. Xã hội học cũng không phải là "khoa học nửa nọ, nửa kia" nó không nghiên cứu theo kiểu "mỗi thứ một tý", tức là vừa nghiên cứu con người vừa nghiên cứu xã hội, một cách biệt lập nhau. Xã hội học là khoa học tương đối độc lặp nghiên cứu các quy luật nảy sinh, vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội.
Theo Tạp chí Xã hội học

Nguyen Hong Ha
Admin

Tổng số bài gửi : 22
Registration date : 09/11/2007

https://tamly-xahoi-k38.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết