Tam Ly Hoc - Xa Hoi Hoc - K38 - DHTH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học PII

Go down

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học PII Empty Đối tượng nghiên cứu của xã hội học PII

Bài gửi  Nguyen Hong Ha Sun Nov 11, 2007 9:44 pm

Thử bàn về đối tượng nghiên cứu của xã hội học P2
Lê Ngọc Hùng
Xã Hội học


"Con người - Xã hội"

Các nhà nghiên cứu cho rằng xã hội không phải là tổng số các cá nhân. Nhưng thật phi lý khi lý thuyết xã hội họe bàn về xã hội không có cá nhân. Ngược lại, bản thân các cá nhân đơn độc, riêng lé không tạo thành xã hội. Khó có thể lý giải hành động của cá nhân nếu không thấy rằng con người luôn chịu ảnh hưởng hay tác động từ phía xã hội. Để nghiên cứu quy luật hình thành, vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội, xã hội học trước hết cần quan tâm tới vấn đề "con người - xã hội".

Khi nghiên cứu xã hội hay bàn về khái niệm xã hội, một số tác giả tập trung tìm kiếm những định hình, những khuôn mẫu của hiện tượng, quá trình xã hội, cơ cấu xã hội của xã hội. Một số tác giả nghiên cứu bối cảnh, tình huống và hệ thống giá trị nảy sinh, biến đổi, phát triển cùng với hoàn cảnh, điều kiện xã hội. Một số tác giả khác nghiên cứu để vạch ra mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội, những bất bình đẳng giữa các nhóm và cả những cái "không bình thường" trong quá trình tiến triển xã hội. Các tác giả khác nhau đều công khai thừa nhận hay ngầm hiểu rằng chủ thể nắm bắt bản chất của xã hội. “Cái xã hội" một cách đầy đủ, toàn diện, hệ thống thông qua nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và xã hội.

Gắn liền với khái niệm xã hội nêu trên là khái niệm về bản chất con người. Các lý thuyết xã hội học không quan tâm nhiều tới việc con người vốn là thiện hay ác. Điều chủ yếu là luận giải xem hành vi con người có lý trí hay không lý trí, có sáng tạo hay không sáng tạo, Con người có vị trì, vai trò như thể nào trong xã hội, Cá nhân có điều kiện để bộc lộ và phát triển. năng lực người tới đâu, Con người có thể thích nghi và tác động tới môi trường sống và hoàn cảnh lịch sử ra sao...

Lý thuyết xã hội học của C.Mác (1818-1883) chủ yếu bàn về sự vận động, phát triển của xã hội nhưng đã chi ra phương hướng tiếp cận đúng đắn, mối quan hệ "cá nhân - xã hội", "hành động xã hội - cơ cấu xã hội". Quan điểm duy vật biện chứng, CNDV lịch sử của Mác tỏ ra đặc biệt ưu việt trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của xã hội học. Ví dụ, Mác định nghĩa rằng bản chất con người trong thực tế là tổng hòa các quan hệ xã hội... Mác luôn nhấn mạnh quan hệ biện chứng giữa con người và xã hội, và chỉ ta rằng hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng tới con người trong chừng mực con người tác động tới hoàn cảnh. Về mối quan hệ con người - xã hội, Mác đã từng viết, "xã hội tạo ra con người, như con người, hệt như con người tạo ra xã hội".

Quan điểm của Mác mở ra khả năng hiện thực trong việc giải quyết hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn đối với xã hội học ngày nay. Xã hội học hoàn toàn có thể vận dụng các quan điểm của Mác vào việc nghiên cứu trả lời câu hỏi như làm thế nào có thể kết hợp hài hòa lợi ích của cá nhân với lợi ích tập thể, của cộng đồng, của xã hội?... Nhưng, ở một số nước, phải mãi tới những năm 70 - 80, xã hội học Mácxít mới thực sự thoát thai từ triết học Mácxít, từ CNDV lịch sử để trở thành khoa học cụ thể, riêng biệt, độc lập, có vị trí xứng đáng trong hệ thông các khoa học xã hội và nhân văn góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế xã hội.

"Hành động xã hội - cơ cấu xá hội"

Nói đến hành động xã hội của con người là nói đến động cơ, mục đích, điều kiện, phương tiện thực hiện mục đích đã định. Có thể xem xét hành động xã hội với tư cách là tập hợp các lực lượng chả quan.bện trong (nhu cầu, tình cảm, ý thức...) và lực lượng bên ngoài (đối tượng, công cụ, 'điều kiện, hoàn cành...). Các nhà xã hội học dùng khái niệm hành động xã hội để chỉ tất cả những hành vi và hoạt động của con người diễn ra trong khung cảnh lịch sử xã hội nhất định. Đó là hành vi có mục đích, có đối tượng, là hành động hướng tới người khác hay chịu ảnh hưởng của người khác. Khái niệm hành động cho rằng xã hội học lả khoa học lý giải hành động xã hội".

Nói đến cơ cấu là nói đến hệ thống chính thể và mối liên hệ của các bộ phận cấu thành của nó. Cơ cấu xã hội còn gọi là cấu trúc xã hội là khuôn mẫu, hình dáng, thuộc tính của các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, các điều kiện, các hoàn cảnh và các sản phẩm xã hội mà con người đã tạo ra. Cũng tương tự như đối với hành động xã hội, cơ cấu xã hội là tập hợp các lực lượng vật chất có thể nhìn thấy được như nhóm, tổ chức xã hội... và các lực lượng tinh thần khó nhìn thấy như hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, quyền lực xã hội...

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học - mối quan hệ giữa con người và xã hội thể hiện rõ trong việc xem xét vấn đề "hành động xã hội - cơ cấu xã hội".

Khi mới ra đời ở Pháp, xã hội học được xác định là "khoa học về xã hội", tức là khoa học nghiên cứu sự hình thành, biến đổi và chức năng của hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội. Chẳng hạn, Comte cho rằng xã hội học là môn khoa học về tiến trình thay đổi của các xã hội. Theo Emile Durkheim (1858 - 1917), xã hội học nghiên cứu các "sự kiện xã hội" (Social facts"). Các sự kiện xã hội quy định hành động xã hội và đoàn kết các cá nhân để tạo ra trật tự xã hội. Khi nghiên cứu xã hội, Durkheim muốn biện minh cho sự cần thiết của “trật tự xã hội". Nhưng, dường như xã hội học của Durkheim đã đặt xã hội nói chung, cơ cấu xã hội nói riêng đối lập với con người.

Khi "du nhập" vào một số nước khác, đặc biệt là vào Mỹ, xã hội học chuyển trọng tâm chú ý sang các vấn đề của cá nhân theo quan điểm "hãy trả lại con người cho xã hội học". Homans cho rằng cần sử đụng triệt để các quy luật và nguyên lý tâm lý học để giải thích hành vi xã hội của con người. Bị ảnh hưởng của chủ nghĩa hành vi và tâm lý học xã hội, một số tác giả Mỹ xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành vi xã hội của con người và định nghĩa xã hội học là "khoa học về các cá nhân" và "khoa học về hành vi".

Các nhà xã hội học Châu Âu lý giải các hiện tượng xã hội từ góc độ hệ thống xã hội. Họ đặt ra nhiệm vụ nhận thức quy luật tồ chức và vận hành xã hội. Trong khi đó, xã hội học Mỹ giải thích các vấn đề xã hội từ vị thế xã hội của cá nhân. Đối với họ, vấn đề là giải thích tại sao, trong khi theo đuổi những lợi ích cá nhân ích kỷ khác nhau, các cá nhân vẫn cùng nhau tạo ra được cơ cấu xã hội ổn định. Để minh họa ta có thể nhắc tới nghiên cứu của Talcof parsons và Robert Merton.

Lý thuyết của Parsons không những là một trong những lý thuyết tiêu biểu của trường phái xã hội học "cơ cấu - chức năng" mà còn là một trong những cách tiếp cận có hiệu quả để giải quyết mối quan hệ giữa hành động xã hội và cơ cấu xã hội. Luận điểm cơ bản của Parsons là sự tồn tại của mỗi hệ thống do chức năng của hệ thống đó quy định. Theo ông, hệ thống nhân cách là một trong bốn tiểu hệ thống (văn hóa, kinh tế, xã hội, nhân cách) tạo thành hệ thống tổng thể xã hội. Ngoài khái niệm "nhằn cách", Parsons sử dụng nhiều thuật ngữ “rất tâm lý học" như thích ứng, nhu cầu, mục đích... để nói về hành động xã hội và các chức năng của hệ thống xã hội.

Khi nghiên cứu vấn đề "kép" nêu trên, Robert Merton quan tâm tôi việc con người lựa chọn mục đích và phương tiện như thế nào để đạt được mục đích trong xã hội. Ông cho rằng, hành động người chỉ được coi là "mẫu mực", "bình thường" khi mục đích và phương tiện thực hiện nó được xã hội chấp nhận, được xã hội coi là phù hợp. Điều đó cho thấy, hành động xã hội của cá nhân luôn gắn liền với cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội.

Từ những năm 1980 trở lại đây, xã hội học có xu hướng trở thành khoa học tổng hợp chủ yếu với tư cách là một khoa học sử dụng các thuật ngữ, khái niệm và phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và xã hội.

Theo Tạp chí Xã hội học

Nguyen Hong Ha
Admin

Tổng số bài gửi : 22
Registration date : 09/11/2007

https://tamly-xahoi-k38.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết