Tam Ly Hoc - Xa Hoi Hoc - K38 - DHTH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Khế ước xã hội - Rouseau P2

Go down

Khế ước xã hội - Rouseau  P2 Empty Khế ước xã hội - Rouseau P2

Bài gửi  Nguyen Hong Ha Sun Nov 11, 2007 9:21 pm

Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác phẩm khế ước xã hội của J.J.Rousseau Phần 2
Phạm Thế Lực
Tạp chí Khoa học xã hội

-------------------------------------
Quyền lực tối cao và quyền lực của công dân quan hệ với nhau: mỗi người ràng buộc với tất cả vì tất cả ràng buộc với mỗi người. Quyền của cơ quan tối cao là tuyệt đối là thiêng liêng cũng không và không thể vượt qua giới hạn của công ước tổng quát, tức là không thể vi phạm những thỏa thuận mà con người đã xác lập. Mặc dù phủ nhận quan điểm của Montesquieu về việc phân chia quyền lực thành các nhánh độc lập, Rousseau vẫn chủ trương phân chia chức năng của các cơ quan quyền lực trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thế nhưng. thực chất của sự phân quyền trong tư tưởng của Rousseau chỉ là phân quyền giữa hành pháp và tư pháp, còn lập pháp luôn được thực hiện một cách trực tiếp bởi toàn thể nhân dân với ông không bao giờ cho phép quyền lực tách rời khỏi nhân dân.

Cơ quan lập pháp

Khi bàn về cơ quan lập pháp, Rousseau cho rằng, "lập pháp là đỉnh cao nhất của sự hoàn thiện mà sức mạnh tập thể có thể đạt tới, cơ quan lập pháp bao gồm toàn thể nhân dân hội họp thường xuyên sẽ đưa ra ý muốn chung của quốc gia. Lập pháp, trong quan niệm của ông. chính là chủ quyền quốc gia - đấy chính là ý chí của nhân dân có chủ quyền và vì vậy nó phải điều chỉnh những vấn đề chung nhất, liên quan đến tất cả mọi người. Cơ quan này có nhiệm vụ đặt ra một Hiến pháp và đưa ra một hệ thống pháp luật cho quốc gia. Cơ quan lập pháp sẽ thành lập Chính phủ để phụ trách vai trò hành pháp cũng như đề nghị phương pháp lựa chọn các vị thẩm phán vào cơ quan tư pháp.

Rõ ràng, Rousseau đã đặt lập pháp ở vị trí cao nhất, chi phối các quyền lực khác. Nó mới là sự thể hiện trực tiếp nhất của ý chí nhân dân, của quyền lực tối cao. Chủ quyền nhân dân thể hiện trong quyền lập pháp của nhân dân. Tranh luận với Montesquieu, Rousseau chứng minh ráng tự do chính trị chí có thì có trong một nhà nước nơi nhân dân có quyền lập pháp trực tiếp. Theo ông, tự do thế hiện ở chỗ công dân được luật pháp bảo vệ và tự mình được ban hành luật. Do vậy mà luật chỉ là những điều kiện chính thức của việc tập hợp dân sự. Dân chúng tuân theo luật phải là người làm ra luật. Để lập pháp thực sự là cơ quan quyền lực tối cao. Rousseau đòi hỏi mọi người phải tham gia chính sự vì đó là quyền hạn cũng như trách nhiệm của công dân. Cơ quan lập pháp phải phản ánh ý muốn chung của toàn dân chứ không phải ý muốn của các đại diện nhân dân. Để thuận lợi cho việc lập pháp, quốc gia cần đến những nhà lập pháp thông thái, có khả năng đưa ra những dự luật phản ánh ý chí chung để nhân dân biểu quyết. Nhà lập pháp phải có khả năng thuyết phục nhân dân chấp thuận các dự luật bởi vì nhà lập pháp không có quyền sai khiến nhân dân làm theo ý muốn của mình.

Cơ quan hành pháp

Cơ quan hành pháp (còn được gọi là Chính phủ) được thành lập trên cơ sở của luật pháp chứ không phải trên cơ sớ của khế ước như cơ quan lập pháp. Bất cứ hình thức nào của cơ quan hành pháp đều phải phục vụ cơ chế dân chủ. tức cơ quan lập pháp - cơ quan thể hiện ý chí chung và quyền lực tối cao.

Chính phủ do cơ quan lập pháp đặt ra là một cơ thể trung gian giữa các thần dân với cơ quan quyền lực tối cao, để hai bên tương ứng với nhau, thi hành các luật, giữ gìn quyền tự do dân sự cũng như tự do chính trị. Những người được nhân dân ủy thác nắm quyền hành pháp không phải là ông chủ của nhân dân mà chỉ là những công chức. Những người này phải hành động trong khuôn khổ của pháp luật và nằm dưới sự giám sát thường xuyên của cơ quan lập pháp nắm quyền lực tối thượng. Dân chúng có thể cất nhắc hay bãi miễn họ. Cơ quan lập pháp hay tập thể nhân dân tối thượng có thể ban hành, sửa đổi luật lệ bầu cử Chính phủ cũng như thay đổi bộ máy hành pháp bất cứ lúc nào. Việc tổ chức Chính phủ, theo Rousseau, là "phải sắp xếp thế nào để luôn luôn có thể sẵn sàng hy sinh Chính phủ vì nhân dân chứ không phải hy sinh nhân dân vì Chính phủ. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng, mỗi lần thay đổi hình thức Chính phủ đều là nguy hiểm và chỉ nên thay đổi Chính phủ khi nó không thể dung hòa với quyền lợi chung.

Khi bàn về xu hướng lạm quyền, thoái hóa của quyền lực hành pháp và biện pháp khắc phục, Rousseau cho rằng các thứ Chính phủ trên đời, một khi nắm được quyền lực công cộng đều tìm cách lạm dụng, thoán đoạt quyền lực tối cao của toàn dân. Đó là vì "ý chí riêng thường hay tác động ngược lại ý chí chung, cho nên Chính phủ cũng thường hay có hướng làm trái với quyền lực tối cao của dân chúng". Do không có một ý chí nào có thể cưỡng lại để cân bằng với xu hướng ấy của Chính phủ nên sớm muộn Chính phủ sẽ lấn át quyền lực tối cao của nhân dân, phá hoại hiệp ước xã hội. Biểu hiện của điều đó là khi người cầm đầu Chính phủ không chịu cai trị theo pháp luật lấn át cơ quan quyền lực tối cao hoặc là các thành viên trong Chính phủ không tốt, môi người thoán đoạt quyền hành một cách riêng rẽ. Theo ông, đó là mối nguy hại cố hữu, tiềm tàng trong một cơ thể chính trị từ khi nó mới hình thành.

Để ngăn chặn nguy cơ Chính phủ tiếm quyền, theo Rousseau, phải áp dụng một biện pháp triệu tập hội nghị định kỳ toàn dân với mục đích làm rõ hai câu hỏi: “Một là, toàn dân có muốn giữ nguyên hình thức Chính phủ hiện hữu hay không?, Hai là, nhân dân có vừa lòng với sự cai trị của những người hiện đang được uỷ thác hay không". Với biện pháp như vậy, Chính phủ sẽ luôn bị đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, và nhân dân có quyền chấp nhận hay chối bỏ Chính phủ bất cứ lúc nào.

Cơ quan tư pháp

Bên cạnh vai trò các cuộc bầu cử của nhân dân nhằm bảo vệ ý chí chung, Rousseau còn nêu lên một cơ chế cụ thể để bảo vệ ý chí chung của nhân dân, đó là tổ chức hoạt động của cơ quan tư pháp. Cơ quan này nó cũng do cơ quan lập pháp (nhân dân) lập nên. Vai trò của cơ quan tư pháp là bảo tồn luật và các quyền lập pháp. Ngoài ra, cơ quan tư pháp còn là trọng tài giữa nhân dân và chính quyền, bảo vệ cho cả hai phía có thể ngăn chặn các hành động gây hại cho bất cứ phía nào.

Cơ quan tư pháp không được có một chút quyền lập pháp hay hành pháp nào cả. Nhưng chính do đó mà cơ quan tư pháp có quyền cao hơn cả vì nó không làm gì cả nhưng lại có thể ngăn ngừa được tất cả. Đó là cơ quan thiêng liêng nhất là được coi trọng nhất vì nó là người bảo vệ luật mà từ luật là do cơ quan quyền lực tối cao ban hành là do Chính phủ chấp hành. Khi bàn về vai trò của chức quan tư pháp, Rousseau cho rằng, luật pháp công bố ý chí của toàn dân. chức quan tư pháp nói lên lời phán xét công cộng. Dư luận công chúng là một thứ luật mà cơ quan tư pháp là người chấp hành. Tòa án tư pháp không phải là người trọng tài xét xử dư luận công chúng, nó chi là người công bố dư luận công cộng mà thôi. Xa rời chức năng đó thì mọi quyết định của toà án đều không khách quan là không có hiệu lực.

Tuy nhiên. Rousseau cũng cảnh báo rằng cơ quan tư pháp thường có xu hướng bênh v ực bên mạnh và xem thường bên yếu. Cơ quan tư pháp sẽ trở nên lộng quyền khi nó chiếm lấy quyền hành pháp mà chính nó là kẻ điều hòa. Cơ quan tư pháp cũng sẽ lộng quyền nếu nó đứng ra ban bố luật pháp mà chính nó là kẻ báo vệ". Theo Rousseau, muốn ngăn ngừa cho một cơ quan có ý nghĩa trọng đại như cơ quan tư pháp khỏi bị thoán đoạt, chỉ có cách là đừng để cho nó trở thành thường trực mãi, mà phải quy định thời hạn cho nó".

Qua phân tích tổ chức quyền lực như trên có thể thấy Rousseau luôn nhấn mạnh yếu tố dân chủ trực tiếp trong mọi quá trình tổ chức quyền lực nhà nước: Toàn thể dân chúng là cơ quan lập pháp với chủ quyền tối thượng, hành pháp và tư pháp đều do lập pháp lập ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Để quyền lực không bị tha hóa, Rousseau không chỉ thiết lập hệ thống kiểm soát quyền lực từ phía nhà nước, mà còn nhấn mạnh vấn đề kiểm soát quyền lực từ phía xã hội và không bao giờ cho phép quyền lực tách rời khỏi nhân dân. Đây là điểm rất tiến bộ mà ngày nay nhiều Nhà nước hiện đại đã kế thừa trong tổ chức và thực thi quyền lực của mình.

Tóm lại, chúng ta đang trong quá trình tìm hiệu, xây dựng xã hội công dân và nhà nước pháp quyền, đảm bảo và phát huy những giá trị dân chủ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về Rousseau cũng như tư tưởng cửa ông có ý nghĩa quan trọng. Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu đúng vấn đề mà còn giúp chúng ta kế thừa được những giá trị tích cực trong tư tưởng của ông, khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong việc tổ chức và thực thi quyền lực Nhà nước, đổi mới hệ thống chính trị, cải cách hành chính một cách có hiệu quả, đảm bảo quyền lực Nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.

Theo Tạp chí Khoa học xã hội

Nguyen Hong Ha
Admin

Tổng số bài gửi : 22
Registration date : 09/11/2007

https://tamly-xahoi-k38.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết